VIỆN

NGHIÊN CỨU & HUẤN LUYỆN

CẤP CỨU NGOẠI VIỆN 115

PRE - HOSPITAL EMERGENCY RESEARCH AND TRAINING INSTITUTE 115

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực: điều trị tích cực và hồi sức cấp cứu; y học thảm họa; nội khoa; lão khoa; kinh tế y tế; quản trị bệnh viện;...

Dịch vụ khoa học và công nghệ: Tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu; tổ chức hội nghị, hội thảo; thông tin khoa học và công nghệ; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn;...

Viện nghiên cứu và huấn luyện cấp cứu ngoại viện 115 là tổ chức khoa học và công nghệ, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mục tiêu, nội dung hoạt động, phát triển nguồn nhân lực, tài chính. Viện hoạt động theo chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ, số 530/ĐK-KHCN của Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.

Kết nối cộng đồng vì mục tiêu “Tăng cường năng lực chăm sóc bệnh nặng – chấn thương trước viện”.

Phần lớn những trường hợp tử vong trong giờ đầu sau tai nạn là do hậu quả của việc tắc nghẽn đường thở và chảy máu ngoài... có khả năng ngăn ngừa được ít nhất 39%. Những giây phút đầu tiên là thời gian vàng cho việc thực hiện các biện pháp sơ cứu có hiệu quả như bất động cột sống cổ, khai thông đường thở, ép tim thổi ngạt hay chèn ép trực tiếp vào vết thương để tránh chảy máu... và những người chứng kiến càng nhanh chóng thực hiện thao tác này thì xác suất sống còn càng tăng lên nhiều.

Với bệnh lý nặng do sơ cứu, vận chuyển không đúng cách. Bệnh nhân được đưa đi tự túc hoặc được vận chuyển bởi xe cứu thương nhưng chưa đủ tính an toàn trong sơ cấp cứu. Nên khi vào bệnh viện bệnh nhân đã tử vong hoặc để lại di chứng nặng.

Việc đào tạo Sơ cấp cứu cho cộng đồng và cho nhân viên Y tế tuyến đầu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự sống còn sau cơn bệnh nặng hoặc sau tai nạn thương tích đủ trầm trọng.

Để cải thiện sống còn và giảm thiểu các di chứng cần đưa ra phương pháp DỰ PHÒNG và CHUỖI HÀNH ĐỘNG gồm 06 bước cơ bản:

  1. Phát hiện sớm dấu hiệu cấp cứu

  2. Gọi trợ giúp xung quanh, gọi 115

  3. Đánh giá các nguy cơ hiện trường

  4. Thực hiện an toàn hiện trường

  5. Sơ cấp cứu theo trình tự ưu tiên

  6. Vận chuyển an toàn người bệnh

VIỆN TRƯỞNG

ThS. BS.CKI.

ĐỖ NGỌC CHÁNH

Nguyên Phó Giám đốc Trung Tâm Cấp Cứu 115 Tp. Hồ Chí Minh

Giảng viên thỉnh giảng các trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Tân Tạo.

Nguyên Giảng viên các chương trình Tăng cường năng lực chăm sóc chấn thương trước viện, Ứng phó tình huống cấp cứu thảm họa; Phụ trách chương trình đào tạo Cấp cứu ban đầu ngoài bệnh viện, xử trí bệnh cấp cứu và chấn thương.

Chứng chỉ chăm sóc tích cực và cấp cứu thiết yếu của Đại học Y khoa Stanford.

Chứng nhận cập nhật giảng viên hồi sinh tim phổi cơ bản (BLS), hồi sinh tim mạch nâng cao (ACLS), hồi sinh tim mạch nâng cao cho trẻ em (PALS) của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

TS. BS.

LÊ BÌNH PHƯƠNG

Nguyên Giám đốc điều hành và Bác sĩ tham gia điều trị tại khoa cấp cứu bệnh viện/phòng khám của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.

Thành viên Hội đồng Hồi sức Vương quốc Anh.

Chứng chỉ chăm sóc tích cực và cấp cứu thiết yếu của Đại học Y khoa Stanford.

Chứng nhận cập nhật giảng viên hồi sinh tim phổi cơ bản (BLS), hồi sinh tim mạch nâng cao (ACLS), hồi sinh tim mạch nâng cao cho trẻ em (PALS) của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ThS. BS.CKI.

NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG

Giảng viên, Giáo vụ bộ môn Cấp cứu Hồi sức Chống độc Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Phụ trách khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Quận 11

Phó Tổng thư ký Phân hội Cấp cứu - Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam

Nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Thủ Đức, Bác sĩ tham gia điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc các Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.

Giảng viên hồi sinh tim phổi cơ bản (BLS), hồi sinh tim mạch nâng cao (ACLS), hồi sinh tim mạch nâng cao cho trẻ em (PALS) của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

TIN TỨC

HỢP TÁC

Viện phát triển nguồn nhân lực và kinh doanh - Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

hr@ueh.edu.vn

279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh